Với nhiều lợi ích tuyệt vời, nhân sâm được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như chữa bệnh. Dù được đánh giá là an toàn đối với hầu hết mọi đối tượng nhưng nếu sử dụng nhân sâm với liều lượng cao kéo dài, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ.
Dưới đây chính là 18 tác dụng phụ của nhân sâm mà bạn có thể chưa biết, có thể sẽ gặp.
Tác dụng phụ của nhân sâm:
- Rối loạn giấc ngủ
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Xảy thai, dị tật thai nhi nếu dùng trong thời gian mang bầu
- Giảm đường huyết mạnh dẫn đến một số triệu chứng bất thường như trống ngực đập nhanh, vã mồ hôi, choáng vàng, đau đầu, giảm thị lực, run rẩy…
- Viêm mạch máu não khi dùng liều cao
- Ức chế đông máu
- Dị ứng với nhân sâm gây ngứa, phát ban, khó thở…
- Tăng huyết áp trong thời gian đầu và hạ áp ở giai đoạn sau khi sử dụng nhân sâm
- Rối loạn chảy máu
- Phù
- Làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu
- Hồi hộp
- Rối loạn tiêu hóa
- Co giật
- Mê sảng cùng nhiều tác dụng phụ khác
- Sưng vú, chảy máu âm đạo ở phụ nữ
- Ngộ độc nhân sâm
Cần làm gì khi bị ngộ độc hoặc gặp tác dụng phụ khi dùng nhân sâm?
Nếu chỉ bị ngộ độc nhẹ hoặc gặp các phản ứng phụ không quá nghiêm trọng, chỉ cần ngưng dùng nhân sâm là các triệu chứng xấu sẽ từ từ thuyên giảm và biến mất.
Bạn có thể nấu nước củ cải hoặc hạt củ cải uống để cơ thể đào thải độc tố nhanh hơn.
Trường hợp nặng, bấm điện thoại gọi ngay đến trung tâm cấp cứu 115 hoặc nhờ người thân đưa đến phòng cấp cứu gần nhất để được nhanh chóng xử lý.
Việc chậm trễ có thể khiến tình trạng chuyển biến xấu gây nguy hiểm cho tính mạng.
Tham khảo: 10 đối tượng không nên dùng nhân sâm
Những ai không nên dùng nhân sâm?
- Người khỏe mạnh
- Phụ nữ có thai
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Người đang cho con bú
- Bệnh nhân có vấn đề về huyết áp
- Đối tượng có tiền sử bị bệnh tim mạch
- Bệnh nhân bị tiểu đường đang được điều trị bằng thuốc
- Các trường hợp bị rối loạn chảy máu hoặc có vấn đề về đông máu
- Người đang dùng các thuốc chống loạn thần hoặc thuốc chống đông máu
- Người đang bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân nát lỏng
- Bệnh nhân bị tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp nên theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng nhân sâm.