Trong thời kỳ mang thai cơ thể bà bầu có nhiều thay đổi lớn về thể chất cũng như tâm lý ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do vậy việc tìm ra một phương pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện để mẹ khỏe bé thông minh và không mắc những bệnh sơ sinh là điều được quan tâm hàng đầu. Nhân sâm được tiêu thụ rộng rãi ở nhiều quốc gia và được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Nhưng phụ nữ mang thai có nên dùng nhân sâm không?
Nhân sâm và phụ nữ có thai: an toàn hay rủi ro?
Các loại nhân sâm
- Nhân sâm châu Á (hay còn gọi là Panax ginseng) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây là một thành phần quan trọng trong bài thuốc truyền thống của người Trung Quốc và một số nước châu Á như Hàn Quốc, Việt Nam từ hàng ngàn năm nay.
- Nhân sâm châu Mỹ (hay còn gọi là Panax quinquefolis) được trồng chủ yếu ở châu Mỹ, đặc biệt là Canada. Hay còn gọi là Nhân sâm canada ( Xem thêm các sản phẩm nhân sâm Canada tại đây)
Nhân Sâm Royal Ginseng Canada Chú ý: Sâm Xi-bê-ri (hay còn gọi là Eleutherococcus senticosus) có nguồn gốc từ họ thực vật khác so với nhân sâm châu Á và châu Mỹ, không được gọi là sâm đúng nghĩa.
Sử dụng nhân sâm
Rễ, củ sâm có chứa các chất hóa học hoạt động được gọi là ginsenosides, đóng vai trò là thành phần dược liệu chính của sâm. Mặc dù bằng chứng còn hạn chế, nhưng sâm vẫn được biết đến với tác dụng:
- Giảm đường huyết ở những người bị tiểu đường
- Phòng ngừa và hạn chế các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm
- Tăng cường miễn dịch
- Cải thiện các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh
- Điều trị rối loạn cương dương
- Giảm chấn thương cơ sau tập luyện
- Phòng ngừa mất trí nhớ
- Tăng cường trí nhớ và các chức năng tâm thần
- Cải thiện tiêu hóa
- Điều trị ung thư
Mức độ an toàn khi sử dụng sâm trong thời kỳ mang thai
Sâm có chứa các thành phần kháng viêm được gọi là chất chống oxy hóa. Các chất này giúp phòng ngừa tổn thương các tế bào do các gốc tự do trong cơ thể; có tác dụng chống lại một số loại ung thư và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Sâm có thể an toàn cho hầu hết các phụ nữ không mang thai khi sử dụng trong thời gian ngắn, nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Khi mang thai, sử dụng nhân sâm qua đường miệng (uống hoặc ăn) có thể gây ra các tác dụng phụ:
- Tiêu chảy
- Khó ngủ
- Khô miệng
- Đau đầu
- Ngứa
- Ra máu âm đạo
- Thay đổi huyết áp
- Tim đập nhanh
- Dị ứng
- Cảm giác bồn chồn
Sâm cũng có thể tương tác với một số thuốc khác, ví dụ như các thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Nếu bạn đang uống các thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sâm.

Những cảnh báo về sử dụng sâm khi mang thai
Độ an toàn của nhân sâm cũng không rõ ràng khi sử dụng trong thời kì cho con bú. Trong khi cảnh báo có thể thay đổi một khi các nghiên cứu được tiến hành nhiều hơn, các chuyên gia khuyên bạn nên tránh dùng nhân sâm cho đến khi bạn cai sữa hoàn toàn cho bé.
